Nước và sức khỏe của bạn

1. Vai trò của nước trong cơ thể:


Tuy nước không cung cấp các chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, béo… nhưng nó lại là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Nước là dung môi của các chất hòa tan trong tế bào và đóng vai trò như chất trung gian cho tất cả các phản ứng hóa học. Ngoài ra, nó cũng là giúp cấu trúc tạo hình dáng cho tế bào và là một hóa chất trong phản ứng chuyển hóa nữa đấy.

 

Nước cũng là một thành phần thiết yếu cho quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết. Nó còn có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cũng như các chất khác đi khắp cơ thể và hỗ trợ hệ tuần hoàn. Vì vậy, chúng ta không thể sống mà thiếu nước được.

 

Nước có vai trò trực tiếp trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể cũng như duy trì trạng thái cân bằng vật lý và hóa học của dịch nội bào và ngoại bào . Hiện tượng nước bốc hơi qua mồ hôi giúp làm mát cơ thể trong thời tiết nóng đấy. Bạn có thể thải được 600 Kcal nhiệt độ của cơ thể nếu bốc hơi hơn 1 lít nước qua mồ hôi. Nếu mất 20% lượng nước trong người, chúng ta có thể dễ  dàng tử vong. Mất 10% lượng nước trongcơ thể gây rối loạn nghiêm trọng. Trong thời tiết bình thường, con người có thể sống đến vài tuần nếu nhịn ăn, nhưng chỉ có thể tồn tại 10 ngày nếu thiếu nước, còn  trẻ em thì  con số này chỉ vỏn vẹn 5 ngày.

 

nc - Nước và sức khỏe của bạn

 

Những biểu hiện của cơ thể khi mất nước


Khi mất 2% (500ml): ít tiểu, ăn mất ngon, lơ mơ, khát nước

 

Khi mất 4% (1200ml): bí đái, buồn nôn, tim đập nhanh, huyết áp thấp

 

Khi mất 5% (1500ml): Rối loạn tiêu hóa, mất tập trung

 

Khi mất 10% (3000ml): Mê man, co cơ, tính mạng bị đe dọa

 

2. Nhu cầu nước của cơ thể


Cơ thể chúng ta không có chứa năng dự trữ nước, vì thế ta phải liên tục bổ sung nước trong suốt 24 giờ.

 

– Ở người lớn: lượng nước cần thiết là 1ml/kcal, hay 35 ml/kg cân nặng, tương đương2.0 – 2.5 lít  và bằng 8 ly trong một ngày (một ly 250 ml).

 

– Ở trẻ em: cần bổ sung 1.5 ml/kcal ở trẻ nhỏ và  50 – 60 ml/kg ở trẻ lớn, hoặc 150 ml /kg cân nặng ở trẻ nhỏ.

 

Đối với trẻ em, người cao tuổi, người bệnh nặng hoặc vận động viên cần phải chủ động bổ sung thêm nước và không nên chỉ uống nước khi thấy khát. Đặc biệt người mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng không kiểm soát tốt đường huyết  nên thường hay khát, người bệnh cần được uống nước thoải mái để giải tỏa cảm giác khát đặc biệt là trong mùa nóng.

 

Một số quan niệm sai lầm của các bệnh nhân đái tháo đường là uống ít nước vì sợ lượng đường bị mất qua quá trình đào thải nước tiểu. Điều này có thể trở nên vô cùng nguy hiểm vì nhịn khát có thể khiến bệnh nhân hôn mê do tăng áp lực đường huyết hoặc áp lực thẩm thấu.
3. Một số hực phẩm và thành phần nước


Dẫn đầu là rau, quả, sữa với lượng nước từ (80-90%),  các thực phẩm khác giàu đạm như thịt, cá, trứng chỉ chứakhoảng (50-60%).
M.N

Cẩm nang du lịch

Website hữu ích

Bài viết mới

Top 10+ Truyện Trọng Sinh hay có nhiều lượt xem nhất hiện nay

Trùng Sinh Gặp Lại, Kết Mối Lương Duyên 

Truyện Trọng Sinh là thể loại truyện mà nhân vật chính đã chết và được sống lại, có thể sống […]

Top 7 phim hoạt hình Trung Quốc là tuổi thơ của nhiều tín đồ

Uproar In Heaven (Đại náo thiên cung)

Hoạt hình Trung Quốc là thể loại phim nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn cũng như […]

Top 10 phim tâm lý tình cảm đặc sắc hay nhất mọi thời đại

phim tâm lý

Phim tâm lý là những bộ phim mới thường đề tập đến nhiều thể loại khác nhau, bao gồm kinh […]

Tuyển tập 10+ truyện ngôn tình ngược sâu sắc cực kì tâm đắc

Sống Lại Một Kiếp Học Cách Yêu Em

Tuyển tập 10+ truyện ngôn tình ngược sâu sắc cực kì tâm đắc là những tác phẩm nổi bật được […]

Thủ tục xin visa Hồng Kông mới nhất cho những ai chưa có kinh nghiệm

Visa Hồng Kông có nhiều loại khác nhau

Xin visa Hồng Kông là điều kiện cần trước khi muốn đáp một chuyến bay nhanh đến quốc gia này. […]